Những ai chưa từng đi đường đèo hay chưa đi quen, thường có mối lo ngại về mức độ an toàn trong quá trình lái xe. Khi di chuyển trên đường đèo có 1 số tình huống mất an toàn xảy ra. Đó là gì và kinh nghiệm lái xe số tự động đường đèo thế nào?

Cùng Gara Trường Thành tìm hiểu chi tiết ở bài chia sẻ dưới đây.

=> Tìm hiểu thêm: 6 thói quen xấu khi chạy xe số sàn gây hại cho xe

1. Bốn tình huống nguy hiểm khi lái xe ô tô đường đèo

Tình huống 1: Đổ đèo

Quá trình đổ đèo thường mất an toàn hơn khi lên đèo. Khi đổ đèo, tốc độ xe có xu hướng tăng cao gây áp lực cho hệ thống phanh nhiều hơn. Nếu người lái xử lý phanh không chuẩn thì nguy cơ cháy phanh, mất an toàn cực kỳ cao.

kinh nghiệm lái xe khi đổ đèo

Tình huống 2: Vượt xe trên đường đèo

Trên đường đèo có nhiều đoạn đường hẹp, khuất tầm nhìn. Do đó vượt xe đường đèo cũng là 1 trong những tình huống nguy hiểm.

Tình huống 3: Căn đường

Trên đường đèo, nhiều đoạn có xe đi ngược chiều trong khi đường hẹp. Hay có các vị trí sạt lở, ổ gà. Nếu bạn căn đường không chuẩn, dù xe đang di chuyển ở tốc độ trung bình thì nguy cơ mất an toàn cũng rất cao.

Tình huống 4: Giữ khoảng cách

Trường hợp xe ô tô di chuyển trên đường xa lộ/cao tốc, mọi người thường biết đến nguyên tắc giữ khoảng cách an toàn 3 giây so với xe phía trước. Nhưng trên đường đèo, bạn cần giữ khoảng cách với xe phía trước xa hơn và cần quan sát cả xe phía sau. 

giữ khoảng cách khi lái xe đường đèo

Nếu phía sau là xe siêu trường và siêu trọng, quãng phanh rất dài thì bạn không được đi trước mũi xe đó. Bởi phanh gấp trước 1 đầu xe siêu trường siêu trọng thực sự nguy hiểm. Đặc biệt khi đổ đèo, quãng phanh càng kéo dài hơn. Do vậy bạn cũng cần phải chú ý hơn.

=> Nếu xe đang đi mà bị bó phanh, bạn có biết nguyên nhân do đâu và cách xử lý thế nào không? Xem kinh nghiệm Gara Trường Thành chia sẻ ở bài viết TẠI ĐÂY!

2. Kinh nghiệm lái xe số tự động đường đèo

Kinh nghiệm 1: Điều chỉnh tư thế lái

Khi lái xe trên đường đèo, đồi núi, kinh nghiệm đầu tiên bạn cần ghi nhớ là điều chỉnh ghế lái lên cao hơn 1 chút, người cũng gần vô lăng hơn 1 chút. Lúc đó bạn sẽ dễ dàng hơn khi ôm cua gấp. Việc quan sát từng góc cua hay đường đi cũng thuận tiện hơn.

Khi chuyển số chuẩn bị cho xe di chuyển, dù có quen xe vẫn nên liếc nhìn bảng đồng hồ xem vị trí số đã chuẩn chưa. 

Kinh nghiệm 2: Chuyển số đúng nhịp

chế độ D khi lái xe số tự động

Kinh nghiệm khi leo đèo, nếu không quen xe hay mới lái xe số tự động, bạn hãy để chế độ D bình thường. Chiếc xe sẽ tự động điều chỉnh cấp số phù hợp tùy theo tốc độ hay tải trọng. Người nhiều kinh nghiệm có thể chuyển sang chế độ chuyển số bằng tay để chủ động hoàn toàn.

Với trường hợp khi đổ đèo, bạn nhất định phải chuyển sang chế độ chuyển số bằng tay. Bởi nếu để ở chế độ D, xe có xu hướng tăng tốc rất nguy hiểm. Theo đó bạn thường xuyên phải đạp phanh. 

Kinh nghiệm 3: Tiếp ga đúng lúc

Khi lên đèo và chuẩn bị đến khúc cua, ngớt ga là điều hiển nhiên để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên bạn cũng cần quan tâm nhồi ga tiếp theo như thế nào để xe có đà, tiết kiệm nhiên liệu nhưng vẫn mạnh mẽ?

Để hình dung rõ hơn, bạn hãy nhớ đến 1 tình huống thường xuyên gặp phải. Đó là lái xe ô tô lên vỉa hè để đưa xe vào trong nhà. Nếu tiến sát xe vào vỉa hè và tì bánh xe lên vỉa hè, vỉa hè chỉ cần cao 10cm thì dù có đạp ga mạnh cũng rất khó để xe leo lên. Thay vào đó, chỉ cần lùi lại khoảng 50cm, nhích nhẹ chân ga là xe ô tô có thể lên 1 cách nhẹ nhàng. Bởi bạn đã lợi dụng đà để xe lên dốc.

Kinh nghiệm lái xe số tự động trên đường đèo cũng tương tự vậy. Tận dụng đà vô cùng quan trọng. Chân ga cần khoảng thời gian 1-1.5s để bắt nhịp. Do đó khi chuẩn bị thoát cua, bạn nên tiếp ga ngay lập tức, từ từ nhẹ nhàng. Điều này giúp xe có đà tốt hơn để thoát khỏi khúc cua, tiếp tục leo dốc mạnh mẽ hơn. Đồng thời tiết kiệm nhiên liệu hơn.

kinh nghiệm lái xe số tự động đường đèo dốc

Khi đổ đèo thì ngược lại. Trước khi chuẩn bị đến 1 khúc cua, phải ngớt ga, thậm chí rà phanh để xe trở về tốc độ an toàn có thể cua được. Khi thoát khỏi khúc cua mới tiếp ga. Nếu tiếp ga như trường hợp lên đèo thì rất nguy hiểm. Bởi lúc đó tốc độ của xe có xu hướng tăng cao.

Khi đổ đèo, đang kiểm soát xe ở số thấp, số vòng tua có thể rất cao. Nhưng mức tiêu hao nhiên liệu rất thấp. Bởi mức tiêu hao nhiên liệu phụ thuộc vào chân ga. Khi đổ đèo, chúng ta sử dụng tính năng phanh động cơ, không đạp ga nên mức tiêu hao nhiên liệu ít. 

Kinh nghiệm 4: Kiểm soát vô lăng

Khi xe di chuyển trên đường phố, xa lộ, cao tốc, bạn có thể đặt tay lên vô lăng ở vị trí cảm thấy thoải mái nhất. Tuy nhiên khi lái xe số tự động trên đường đồi núi, kinh nghiệm cho thấy vị trí an toàn nhất là vị trí 9h và 3h. Bạn sẽ ít phải chuyển tay nhất kể cả các pha ôm cua gấp. 

đặt tay vô lăng khi lái xe đường đèo
Đặt tay trên vô lắng hướng 9h và 3h

Lưu ý: Nếu bạn có thói quen đủn tay khi đánh lái thì tốt nhất không nên di chuyển trên đường núi vì rất nguy hiểm.

Kinh nghiệm 5: Chuyển số thể thao

Thường với các dòng xe hiện đại ngày nay, hộp số có 2 chế độ: làm việc tự động (chế độ D bình thường) và chuyển số bằng tay. 

Khi chuyển từ D sang chuyển số bằng tay, bạn không cần dừng xe khi xe đang di chuyển. Để an toàn hơn, trước đó, bạn có thể rà phanh nhẹ, đặc biệt khi xe đang đổ đèo, tốc độ có xu hướng tăng cao. Như vậy xe sẽ chuyển số nhanh và an toàn hơn, tận dụng tính năng phanh động cơ. Bạn cũng cảm thấy lái xe thoải mái và tiết kiệm nhiên liệu hơn.

Kinh nghiệm 5: Mở cua

Kinh nghiệm này chỉ áp dụng với người đã quen xe, thường xuyên lái xe số tự động trên đường đèo và bây giờ muốn nâng cao kỹ năng. Khi mọi điều kiện an toàn cho phép (đường thoáng, không có vật cản,…) đặc biệt không vi phạm luật, trong làn đường của mình, bạn nên mở cua. Mở cua giúp xe di chuyển mượt hơn, đỡ lắc xe. Người ngồi trên xe cũng thấy dễ chịu hơn nếu di chuyển trên hành trình dài.

Mở cua xe ô tô

Kinh nghiệm 6: Vượt xe

Chúng ta thường có xu hướng đạp mạnh ga khi muốn vượt xe khác. Khi đang ôm cua mà vượt xe thì nguy cơ văng xe rất cao. 

Có 1 lưu ý là bạn không nên đi sát đuôi xe khác. Bởi bạn không thể quan sát đoạn đường phía trước. Thay vào đó, hãy giữ khoảng cách phù hợp và lựa chọn vị trí không có xe đối diện, đường khá thẳng để vượt xe đảm bảo an toàn.

Kinh nghiệm 7: Sử dụng bản đồ dẫn đường

Đây là kinh nghiệm lái xe số tự động đường đèo cuối cùng mà Gara Trường Thành muốn chia sẻ. 

Nếu xe ô tô của bạn được trang bị bản đồ thì rất tuyệt vời. Nhưng trong trường hợp ngược lại, bạn có thể thay thế bằng 1 chiếc smartphone và giá đặt trên taplo. 

kinh nghiệm dùng bản đồ khi lái xe ô tô đường đèo

Chỉ cần liếc khoảng 1s vào bản đồ dẫn đường, bạn sẽ biết đoạn đường phía trước là đường thẳng, cua vừa hay cua gấp. Nếu đường thẳng, bạn có thể tự tin di chuyển ở tốc độ vừa phải trong tầm kiểm soát. Nếu phía trước là khúc cua rất gấp, bạn có thể chủ động giảm tốc độ trước đó để đảm bảo an toàn. Đặc biệt khi lái xe vào ban đêm.

=> Có thể bạn quan tâm: Động cơ ô tô đứt cam “nguy hiểm” thế nào? Đâu là nguyên nhân?


Trên đây là 1 số kinh nghiệm căn bản khi lái xe số tự động trên đường đồi núi. Hy vọng bạn đọc và các tài xế giàu kinh nghiệm có thể chia sẻ thêm nhiều kiến thức bổ ích khác. Nếu cần hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ trực tiếp đến Gara Trường Thành.

Với trên 10 năm hoạt động trong lĩnh vực sửa chữa và cứu hộ ô tô tại thị trường Hải Phòng và các tỉnh lân cận, Gara Trường Thành rất mong sẽ mang lại lợi ích cho quý khách, giúp quý khách an tâm hơn khi vận hành xe.

Đừng quên số HOTLINE 0934 888 333 khi có bất kì sự cố nào cần sửa chữa và cứu hộ xe ô tô Hải Phòng.

Sửa chữa ô tô Hải Phòng | Chuyên nghiệp | Uy tín | Chi phí hợp lý

gara cứu hộ và sửa chữa ô tô Trường Thành
Gara cứu hộ và sửa chữa ô tô Trường Thành

GARA SỬA CHỮA VÀ CỨU HỘ Ô TÔ TRƯỜNG THÀNH

★ Số 9 Lô 28 Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng

★ garatruongthanhhp@gmail.com

★ 0934 888 333

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi