Hệ thống làm mát động cơ vô cùng quan trọng trên 1 chiếc xe ô tô. Một chiếc xe ô tô hư hỏng hệ thống làm mát sẽ gây ra thiệt hại vô cùng lớn, tốn rất nhiều chi phí sửa chữa. Vậy hệ thống làm mát trên ô tô có cấu tạo như nào, làm việc ra sao, có những hư hỏng nào thường gặp? Hãy cùng Gara Trường Thành tìm hiểu chi tiết ở bài viết ngày hôm nay.
1. Cấu tạo hệ thống làm mát động cơ ô tô

Đầu tiên là két tản nhiệt thường làm bằng nhôm. Trên đó có cánh tản nhiệt và mao mạch để nước lưu thông qua. Để két tản nhiệt hoạt động hiệu quả, cần có thêm quạt tản nhiệt (gắn ở đầu xe).

Bộ phận thứ 2 rất quan trọng khác chính là bơm nước làm mát.

Thứ ba là các chi tiết nhỏ nhưng không thể thiếu. Đó là các đường ống nối giữa két tản nhiệt, bơm và động cơ.
Một số chi tiết bổ sung khác: van hằng nhiệt, bình nước phụ, dàn nóng điều hòa. Bạn đọc tìm hiểu chi tiết hơn ở phần nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát động cơ.
2. Hệ thống làm mát động cơ hoạt động như thế nào?
Khi xe nổ máy, bơm nước sẽ làm việc, hút nước từ két nước và bơm vào động cơ để làm mát cho động cơ.

Xung quanh từng xi lanh sẽ có các đường nước bao kín. Trong quá trình làm việc, xi lanh nóng lên và những đường nước có tác dụng làm mát. Sau khi giải nhiệt cho động cơ, nước quay trở lại qua đường ống trở về két nước.
Tại két nước, dưới sự di chuyển của xe, gió lùa vào và quạt làm việc sẽ giúp hạ nhiệt nước đang nóng. Sau đó, nước quay trở lại bơm và được bơm vào động cơ. Từ đó tạo ra một vòng tròn tuần hoàn khép kín.
Tuy nhiên trên đây chỉ là nguyên lý chung. Thông thường với các dòng xe dân dụng trên thị trường Việt Nam, để nhớt bôi trơn tối ưu và động cơ làm việc tốt nhất thì nhiệt độ tối ưu từ 80-90 độ C.
Như vậy bơm nước cứ làm việc liên tục sẽ khiến động cơ lạnh. Mà khi động cơ bị lạnh, nhớt không loãng tối ưu, động cơ không phát huy hiệu suất tốt nhất. Chính vì vậy người ta có thêm chi tiết khác, là van hằng nhiệt. Đây chính là mấu chốt để động cơ luôn làm việc với nhiệt độ tối ưu.

Van hằng nhiệt được lắp ở trên hệ thống làm mát động cơ ô tô. Khi van hằng nhiệt cảm nhận thấy nhiệt độ động cơ nóng quá sức bình thường, nó mới bắt đầu mở ra để nước được lưu thông trong toàn bộ hệ thống.
Khi nhiệt độ động cơ bị nguội, nước bị nguội, van đóng lại. Nước lưu thông vào động cơ qua van hằng nhiệt rồi quay trở lại mà không qua két tản nhiệt. Lúc đó chúng ta cảm nhận thấy nếu không bật điều hòa, quạt tản nhiệt đầu xe sẽ không quay để nhiệt độ động cơ nóng lên nhanh nhất và đạt nhiệt độ tối ưu nhất.

Chi tiết bổ sung thứ hai chính là bình nước phụ bằng nhựa. Bạn có thể nhìn thấy ngay khi mở nắp capo lên. Đây là nơi chúng ta có thể bổ sung nước khi phát hiện nước hao hụt. Mục đích của bình nước phụ là để khi động cơ làm việc, nước nóng lên và nở ra, cần có chỗ để chứa, nước sẽ vào đây.

Trên bình phụ có ống thông hơi. Trong một số trường hợp, nước bị hao hụt hay nguội đi cần nước khác bù vào. Nước trong bình nước phụ sẽ bù lại vào trong động cơ, đảm bảo động cơ lúc nào cũng làm việc trong điều kiện tối ưu, đủ nước.
Tìm hiểu ngay: Cách xả nước làm mát đúng cách và lưu ý cần biết

Một chi tiết cuối cùng tưởng không liên quan đến hệ thống làm mát động cơ ô tô nhưng cực kỳ quan trọng. Đó chính là dàn nóng điều hòa. Dàn nóng tận dụng luôn nước nóng từ động cơ. Sẽ có 1 đường ống dẫn nước nóng từ động cơ vào dàn nóng. Bên trong dàn có quạt, khi dàn nóng lên, quạt chạy thổi hơi nóng từ dàn nóng vào trong cabin. Điều đó lý giải khi mới khởi động máy, máy còn nguội, chỉ sau khoảng 5-10 phút, động cơ ấm lên mới thấy có hơi nóng thoát ra.
3. Hệ thống làm mát trên xe ô tô có bệnh gì? Tự phát hiện được không?

Hãy nhìn vào các bộ phận của hệ thống làm mát động cơ ô tô để nhận định 1 số hư hỏng thường gặp. Bệnh đầu tiên phát sinh từ quạt làm mát. Hư hỏng thứ nhất là mòn chổi than khiến quạt quay yếu hoặc không quay dù động cơ đang bị nóng.
Bạn có biết: Quạt tản nhiệt làm mát động cơ là 1 trong các chi tiết dễ hư hỏng nhất khi xe trên 7 năm tuổi. Vậy các chi tiết khác là gì? Xem ngay bài viết: Đâu là các chi tiết dễ hư hỏng khi xe ô tô trên 7 năm tuổi?
Tiếp đến là két tản nhiệt bị mòn sau nhiều năm khiến hao hụt nước làm mát. Hoặc xe thường xuyên lội bùn, két bị bám nhiều bùn bẩn cũng giảm khả năng giải nhiệt. Lúc đó dù quạt tản nhiệt làm việc hết công suất nhưng nước cũng không được giải nhiệt tốt.
Sau nhiều năm, cánh bơm có thể mòn đi. Đặc biệt nếu chủ xe thường xuyên đổ nước làm mát không đúng chất lượng, hay có chất ăn mòn thì cũng khiến cánh bơm han gỉ.

Tiếp đến là van hằng nhiệt hư hỏng. Có 2 trường hợp xảy ra. Đầu tiên khi nhiệt độ động cơ quá cao mà van vẫn không mở, nước không được lưu thông, động cơ bị quá nhiệt. Trường hợp 2 thì ngược lại. Van luôn mở, nước lưu thông liên tục khiến động cơ bị quá nguội, không làm việc tối ưu.
Cuối cùng là các đường ống có thể bị bục, rò rỉ. Ngoài ra tại các điểm nối cũng có thể bị rò rỉ bởi khóa kim loại không chặt. Hoặc sau nhiều năm, vị trí kim loại tiếp xúc với đường ống bị han gỉ khiến nước rò ra. Trong trường hợp đó, có thể phát hiện dễ dàng bằng việc quan sát nước có thể hao hụt ở bình nước phụ.
Cre: Tipcar TV
Như vậy chúng ta đã tìm hiểu sơ qua về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát động cơ ô tô. Và dừng lại ở góc độ tìm hiểu sơ qua 1 số căn bệnh phổ biến nhất có thể gặp ở hệ thống làm mát. Để hiểu chi tiết hơn, mời bạn đọc theo dõi ngay bài chia sẻ: Tổng hợp các sự cố hệ thống làm mát ô tô phổ biến nhất!
Với trên 10 năm hoạt động trong lĩnh vực sửa chữa và cứu hộ ô tô tại thị trường Hải Phòng và các tỉnh lân cận, Gara Trường Thành rất mong sẽ mang lại lợi ích cho quý khách, giúp quý khách an tâm hơn khi vận hành xe.
Đừng quên số HOTLINE 0934 888 333 khi có bất kì sự cố nào cần sửa chữa và cứu hộ xe ô tô Hải Phòng.
Sửa chữa ô tô Hải Phòng | Chuyên nghiệp | Uy tín | Chi phí hợp lý

GARA SỬA CHỮA VÀ CỨU HỘ Ô TÔ TRƯỜNG THÀNH
★ Số 9 Lô 28 Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng